TRÍ THỨC

Đặng Vũ Cảnh Linh (Hàn Vũ Linh)

Wiki Media

Đặng Vũ Cảnh Linh (bút danh Hàn Vũ Linh), sinh ngày 17 tháng 11 năm 1974 tại Hà Nội, là tiến sĩ xã hội học, nhà báo, nhà thơ, nhạc sĩ. Ông hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Thanh niên, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam – Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

1. Xuất thân và gia đình

Hàn Vũ Linh tên thật là Đặng Vũ Cảnh Linh sinh ngày 17 tháng 11 năm 1974 tại Hà Nội

Ông là con trai của Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Cảnh Khanh và Giáo sư Tiến sĩ Lê Thị Quý.[1] [2] [3] [4]

Ông kết hôn với  Tiến sĩ Đỗ Thị Kim Anh, công tác tại Viện Phát triển bền vững Vùng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và xã hội Việt Nam [5]

Bút danh Hàn Vũ Linh được ông dùng từ năm 17 tuổi trong các hoạt động báo chí, thi ca, âm nhạc [6]

2. Giáo dục

Tốt nghiệp Cử nhân triết học với đề tài “Phát huy vai trò các phẩm chất truyền thống phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995 [7]

Học bổng UNFPA và tốt nghiệp Thạc sĩ dân số với đề tài “Thái độ tình dục và Nhận thức phòng chống HIV/AIDS của sinh viên Việt Nam”, tại trường Đại học Tổng hợp Mahidol Thái Lan 2001 [8]

Tiến sĩ Xã hội học với đề tài “Vai trò của trí thức trẻ trong hoạt động nghiên cứu học hiện nay”, 2017

Ngoài ra ông có nhiều chứng chỉ đào tạo chuyên môn khác. Ông có thời gian học tập, thực tập sinh nghiên cứu tại Trường Đại học tổng hợp Clark, Worcester, MA Hoa Kỳ (1996), Đại học Quốc gia Chonnam Hàn Quốc (2005)…

3. Sự nghiệp

Năm 1996 – 1997, công tác tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc – Viện Hàn Lâm Khoa học và xã hội Việt Nam

Năm 1998 – 2011, công tác tại Khoa xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền [9]

Năm 2011 – 2021, công tác tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Xã hội Việt Nam, giữ chức Trưởng ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, phụ trách quản lý báo chí [10]

Từ tháng 7/2021, công tác tại Viện Nghiên cứu Thanh niên – Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giữ chức vụ phó viện trưởng [11]

Từ tháng 8/2023, được bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên – Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh[12]

Ông là thành viên sáng lập và là ủy viên Hội đồng quản lý, Hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (2007), Tạp chí Truyền thống và Phát triển (2012), là hội viên nhiều tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác [13]

4. Hoạt động khoa học [14] [15]

Từ năm 1997 đến nay ông làm chủ nhiệm, chủ trì hơn 20 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, dự án quốc tế và tương đương trở lên gồm các công trình nghiên cứu trong các lĩnh vực văn hóa, con người, gia đình, truyền thông, các nhóm thanh niên, trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi.

Ngoài nghiên cứu khoa học, ông tham gia giảng dạy và hướng dẫn nhiều cử nhân, thạc sĩ các ngành xã hội học, công tác xã hội, truyền thông, quan hệ công chúng…

* Một số dự án quan trọng chủ trì

- Đề tài cấp nhà nước Đặc điểm cư dân và văn hóa vùng ven biển trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay” thuộc chương trình Xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2008 – 2010

- Nghiên cứu và xây dựng mô hình can thiệp phòng chống bạo lực gia đình tại là Xã Yên Hồng và Yên Tân- Huyện Ý Yên – Nam Định, do tổ chức SDC - Đại sứ Quán Thụy Sĩ tài trợ

- Dự án: Đánh giá 13 Chương trình mục tiêu y tế quốc gia phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiềm và phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010 do Bộ Y tế đặt hàng.

- Các giải pháp phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức trẻ trên địa bàn Hà Nội, Thành phố Hà Nội, 2009 -2011

- Thực trạng và đề xuất xuất giải pháp phát triển bền vững làng nghề phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, 2012

- Dự án Xây dựng Kế hoạch quản lý Quần thể danh thăng thắng Tràng An,(Hồ sơ trình UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên và văn hóa Tràng An), 2012

- Dự án Tập huấn lồng ghép phương pháp, nội dung và kết quả chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam vào bài giảng cho đội ngũ giảng viên, Đại sứ quán Bỉ, 2018

- Đề tài cấp nhà nước Hoàn thiện quản lý nhà nước về Hội, tổ chức phi chính phủ đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, 2018- 2020

- Đề tài cấp bộ Nghiên cứu dự báo tình hình thanh niên giai đoạn 2022 - 2026 và những vấn đề đặt ra đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi

- Đề tài cấp nhà nước Chính sách và giải pháp phát triển nhân lực KHCN trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2030, triển khai 2021

Các sách đã xuất bản: [16] [17] [18] [19] [20] [21]

*Tác giả:

1. Vị thành niên và chính sách đối với vị thành niên, NXB Lao động xã hội, 2003

2. Bạo Lực gia đình một sự sai lệch giá trị (Viết chung với Lê Thị Quý), NXB Khoa học xã hội,2007

3. Niềm tin trong một thế giới đang biến đổi, NXB Khoa học xã hội,2008

4. Toàn cầu hóa –cơ hội và thách thức đối với sự phát triển ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2009

* Chủ biên:

5. Người cao tuổi và mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam, NXB Lao Động, 2009

6. Cẩm nang dành cho cán bộ phòng chống bạo lực gia đình, NXB Dân trí, 2009

7. Chùa Diên Phúc 1000 năm với Thăng Long – Hà Nội, NXB Lao động, 2010

8. Con người Việt Nam truyền thống, những giá trị đối với sự phát triển, NXB Lao động, 2010

9. Văn hóa và con người Vùng biển đảo Việt Nam, NXB Chính trị Hành chính, 2011

10. Kế thừa các giá trị văn hóa Phật giáo để xây dựng và phát triển đất nước, NXB Lao động, 2012

11. Câu chuyện thành công- Dự án Thành phần VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu Phòng chống HIV/AIDS, NXB Lao động, 2012

12. Sổ tay Truyền Thông, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, NXB Nông nghiệp, 2021

* Đồng tác giả và tham gia:

13. Suy nghĩ về công nghiệp hóa- hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội, 1998

14. Tuyển chọn các bài báo nghiên cứu khoa học Học viện Báo chí và Tuyên truyền, NXB Chính trị quốc gia, 2001

15. Gia đình trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống, NXB Lao động xã hội, 2003

16. Giáo trình Dân số, sức khỏe sinh sản và Phát triển, NXB Chính trị quốc gia, 2005

17. Quản lý nhà nước về gia đình lý luận và thực tiễn, NXB Dân trí

, 2010

18. Tuổi trẻ Thăng Long – Hà Nội Những nét đẹp truyền thống và hiện đại, NXB Hà Nội, 2010

19. Triết lý con người, phát triển con người, NXB Dân trí, 2010

20. Tội phạm vị thành niên và những phân tích xã hội học, NXB Dân trí, 2017

5. Hoạt động sáng tác thơ và nhạc [22] [23] [24]

Không được đào tạo chính quy về âm nhạc song Đặng Vũ Cảnh Linh, với bút danh Hàn Vũ Linh, ông đã có nhiều hoạt động trong lĩnh vực thi ca và âm nhạc.

Các tác phẩm và hoạt động chính gồm:

  • Tập thơ Khoảng trời tặng em, NXB Hội Nhà văn 2011 [25]
  • Hàn Vũ Linh Album Vol 1: Tia nắng đêm (gồm 10 ca khúc), Công ty cổ phần nghe nhìn Thăng Long xuất bản và phát hành, 2013 [26]
  • Hàn Vũ Linh Album Vol 2: Cơn Mê trong nắng vàng (gồm 10 ca khúc), Công ty cổ phần nghe nhìn Thăng Long xuất bản và phát hành phát hành, 2013 [27]
  • Ca khúc sáng tác Anh viết tên em mùa Đông do ca sĩ Hoàng Hải Đăng trình bày lọt vào Liveshow Bài hát hát Tháng 2/2014 [28]
  • Hàn Vũ Linh Album Vol 3: Ô cửa mưa ngày dài (gồm 10 ca khúc), Công ty cổ phần nghe nhìn Thăng Long xuất bản và phát hành, 2017 [29]
  • Tổ chức đêm nhạc Hàn Vũ Linh concert Anh viết tên em mùa Đông (Với tư cách là nhạc sĩ sáng tác) tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội ngày 20/1/2018 [30] [31]
  • Hàn Vũ Linh concert được chia làm 3 phần phát sóng trên đài truyền hình Hà Nội vào lúc 9h30 các ngày 26/1/2018 (phần 1); ngày 02/02/2018 (phần 2) và ngày 09/03/2018 (phần 3)
  • Tham gia là giám khảo chấm cuộc thi Giọng ca vàng Doanh nhân 2018 [32] [33]
  • Hàn Vũ Linh Album Vol 4: Cài nắng vào tóc em (gồm 10 ca khúc), Công ty cổ phần nghe nhìn Thăng Long xuất bản và phát hành phát hành, 2022
  • Hàn Vũ Linh Album Vol 5: Gió trên ô cửa xanh (gồm 10 ca khúc), Công ty cổ phần nghe nhìn Thăng Long xuất bản và phát hành phát hành, 2022

6. Hoạt động báo chí

Đặng Vũ Cảnh Linh hoạt động báo chí từ năm 1990. Các bút danh chính: Hàn Vũ Linh, Lê Vũ Chí Thiện, Chí Thiện, Lê Trung Hiếu, M.B... Ngoài các bài báo khoa học, ông có hàng trăm bài báo viết về nhân vật, khảo cứu lịch sử văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác. Ông là Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam từ 2005 và là Thư ký chi hội Tạp chí Truyền thống và Phát Triển

7. Khen thưởng

- Giải Nhất thành tích Nghiên cứu Khoa học của Học viện Báo chí và tuyên truyền trong hai năm 2007 và 2008

- Bằng khen Hội nhà báo Việt Nam đó có thành tích xuất sắc về nghiệp vụ và xây dựng Hội năm 2015

- Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Báo chí 2015

- Kỷ niệm chương vì sự nghiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật 2019

8. Nhận xét:

“Ở Hàn Vũ Linh, là nhiệt tình, có những phát hiện mới ở tuổi trẻ, thường trong dòng máu, cách nhìn nhận của tuổi trẻ thì chuyển qua âm nhạc hơi thở rất mới…Ở đây chúng ta thấy cá nhân, con người có giọng điệu riêng, có ý tứ riêng, lồng vào lời ca, toát lên một sự khiêm tốn không khoa trương mà thâm đượm…

Đêm nhạc Hàn Vũ Linh rất cần thiết, nhất là những đêm nhạc trong thánh đường âm nhạc rất cần có chất lượng cao, đồng thời có thể chuyển tải những tín hiệu, những giá trị tinh thần đến khán giả như thế là thể hiện trách nhiệm của cá nhân đến cộng đồng…”

Nhận xét của Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Hàn Vũ Linh Concert tháng 1/2018 [34]

“Đêm và những giấc mơ đêm là ám tượng thơ anh. Thu heo may vắng người nhiều lá, Đông se sắt cô đơn buốt giá, những cơn mưa xáo động thanh, tẩy bụi khó tạp âm trong không gian hẹp mà như mở ra một vùng mơ mộng, khắc khoải.
Hàn Vũ Linh viết: Xua mắt buồn vào sân khấu mênh mông. Ở sân khấu đời đã khó tìm rồi, những khuôn mặt thánh thiện, những khuôn mặt không mặt nạ, nhưng Anh – Hàn Vũ Linh, vẫn tin, vẫn tìm bởi có em. Tình yêu trong thơ anh không sôi sục, cuồng điên, bão táp, nó đằm thắm, si mê và cao thượng, trong sáng: đôi mắt em/hạt mưa bụi trong suốt là một hình ảnh đẹp khác thường. Anh đã, sẽ nhìn đời bằng đôi mắt trong suốt ấy. Dẫu những vết thương, mất mát, va đập: Anh buồn lắm em đâu có biết/Đêm thu khóc, mưa bụi trắng giang giăng/ Em như đêm kéo anh dài ra mãi/ đến tận hai đầu sâu thẳm thực và mơ…

Nhận xét của Nhà thơ Vi Thùy Linh, tháng 5/2011, báo Thể thao&Văn hóa